Bộ giáo dục và đào tạo đã cho phép sinh viên liên thông từ trung cấp lên đại học từ lâu. Thế nhưng bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì quyết định này vẫn chịu một số ý kiến phản đối.
Cho phép tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên đại học – tránh đường vòng cho sinh viên trung cấp
Trước khi việc liên thông thẳng từ trung cấp lên đại học được chấp nhận thì sinh viên trung cấp phải liên thông từ trung cấp lên cao đẳng rồi lại liên thông từ cao đẳng lên đại học. Quá trình này là một quá trình mất nhiều thời gian, thông thường để liên thông từ trung cấp lên đến đại học phải mất tầm 6 năm học. Vì thế, để tiết kiệm thời gian và chi phí thì giải pháp liên thông từ trung cấp lên đại học là phương án tối ưu nhất.
Liên thông đại học công nghiệp hà nội
Nhưng liệu việc liên thông thẳng như vậy có làm giảm chất lượng hệ đào tạo đại học?
Nhiều người phản đối hệ liên thông này cho rằng phương thức liên thông như vậy sẽ làm giảm đi chất lượng của hệ đào tạo đại học. Họ cho rằng với việc liên thông thẳng như vậy sẽ là quá dễ dàng để sinh viên trung cấp có thể liên thông đại học. Thêm nữa quy trình liên thông trước đó tuy dài dòng và mất nhiều thời gian nhưng nó lại thực sự lọc được những người thực sự mong muốn học tiếp để liên thông. Quá trình này cũng lọc được chất lượng thí sinh bởi nó phải trải qua 2 kỳ thi liên thông.
Có một số lo ngại rằng việc đào tạo sinh viên liên thông vốn đã bị lới lỏng thì với hệ liên thông từ trung cấp lên đại học sẽ còn bị lới lỏng chất lượng hơn nữa. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị của bằng đại học khi mà theo quy định bẳng đại học chính quy và hệ đào tạo liên thông có giá trị như nhau.
Giải pháp nào để đảm bảo chất lượng?
Trên thực tế không chỉ hệ liên thông từ trung cấp lên đại học mà tất cả các hệ đào tạo liên thông đều gặp vấn đề về đảm bảo chất lượng. Thực tế trên quy định thì bằng đại học chính quy và bằng liên thông có cùng giá trị nhưng các nhà tuyển dụng vẫn đánh giá cao bằng chính quy hơn. Vấn đề đảm bảo chất lượng hệ đào tạo liên thông là vấn đề nan giải.
Xem thêm : Liên thông đại học sư phạm hà nội
Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên thông bằng cách nâng cao chất lượng đầu vào và kiểm soát đầu ra. Cụ thể : bộ đã giới hạn mức tuyển sinh liên thông ở vào khoảng 20% chỉ tiêu chính quy, điều này khiến các nhà trường có kế hoạch tuyển sinh kỹ càng hơn và nâng mức trần đầu vào của thí sinh; bên cạnh đó việc yêu cầu sinh viên liên thông học cùng với hệ chính quy sẽ nâng cao chất lượng của hệ.
Thế nhưng để giải quyết tận gốc vấn đề này thì các trường mới là yếu tố chủ chốt khi mà các trường là đối tượng trực tiếp tuyển sinh và đào tạo sinh viên. Các trường phải ý thức được vấn đề thương hiệu và chất lượng của mình để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Kết
Tuy còn nhiều bất cập nhưng hệ liên thông từ trung cấp lên đại học đã giúp rất nhiều sinh viên tiết kiệm được thời gian cũng như tài chính. Nhưng vấn đề chất lượng của hệ đào tạo này cần được giải quyết càng sớm càng tốt.
0 nhận xét: