Ngành sư phạm mầm non là một ngành có nhiều tham vọng nhất ( giúp trẻ phát triển toàn diện) Có nhiều đòi hỏi nhất ( Chương trình : Phải dạy đúng/đủ – Nhà trường: Phải đảm bảo an toàn vệ sinh, có đủ đồ dùng dạy học – Phụ huynh: Con tôi phải được quan tâm chăm sóc và phải được học chữ ) Có nhiều nhu cầu nhất ( Phải lo cho trẻ từ cây viết đến cái khăn giấy ) và đối với khu vực tư nhân thì có nhiều biến động nhất ( trẻ vào và ra thường xuyên ) Chính vì vậy, người GV Mầm Non là người chịu nhiều áp lực nhất – Không những đòi hỏi có chuyên môn về nghiệp vụ, mà còn phải có nhiều kinh nghiệm,….
Nhà giáo không bao giờ được quên một chân lý bình thường nhưng vĩ đại: “Để làm một thầy giáo giỏi, trước hết phải biết yêu cái điều mình dạy và những người mình dạy” (D.Iravkin)
Đối với giáo dục, giáo viên luôn là nhân tố nòng cốt góp phần vào sự thành bại ở bất kỳ lứa tuổi nào hay bất kỳ lĩnh vực đào tạo nào.Đối với mầm non thì điều này càng trở nên rõ ràng,giáo viên mầm non không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.
Do đó, những yêu cầu mới về phẩm chất đạo đức, năng lực của người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng ngày càng được nâng cao, chính vì vậy giáo viên mầm non phải có nhiều phẩm chất tốt đẹp thì mới có thể đảm đương được nhiệm vụ.
Quý trẻ yêu nghề
Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ.
Trẻ em như búp trên cành
Vì thế tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện. Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình.
Kiên nhẫn và biết kiềm chế
Đối với trẻ trong giai đoạn mầm non, các hành xử của trẻ dựa trên bản năng, tức là trẻ làm theo những gì bản thân muốn làm, chưa hình thành suy nghĩ logic, là liệu việc làm đó lợi hay hại. Một người giáo viên kiên nhẫn, sẽ biết cách kiềm chế trước những hành động non trẻ đó, và có những định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ.
Phải có những kiến thức , kỹ năng kỹ sảo cần thiết
Ngày nay sư phạm mầm non yêu cầu người giáo viên cần có kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để nuôi dạy trẻ. Các giáo viên mầm non giờ đây là những người được đào tạo bài bản và có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.
Thực tế ngày nay, các giáo viên mầm non đều học trong các môi trường đào tạo chuyên nghiệp và phải có trình độ ít nhất là từ trung cấp mầm non trở lên, một số bạn cảm thấy chưa đủ cònliên thông lên đại học sư phạm hà nội để có thể làm tốt hơn công việc của mình.
Xem thêm : tuyển sinh văn bằng 2 mầm non
Có tinh thần trách nhiệm cao
Tinh thần trách nhiệm là điều cần thiết ở bất kỳ một ngành nghề nào. Trong ngành sư phạm mầm non điều đó lại càng quan trọng.Với giáo dục mầm non,đây là giai đoạn đặt nền tảng cho cả quá trình phát triển sau này của trẻ. Nếu giáo viên có tinh thần trách nhiệm không tốt, không chăm lo dạy bảo trẻ chu đáo thì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển sau này của trẻ.
Những bạn trẻ bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và trở thành một giáo viên giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ”. Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”. Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử 66 năm đổi mới ngành giáo dục văn bằng 2 mầm non ngày càng phát triển
0 nhận xét: